Tranh Vinh Quy Bái Tổ
Tranh vinh quy bái tổ nghĩa là gì và xuất hiện từ khi nào?
“Vinh quy bái tổ” là cụm từ rất quen thuộc với người Việt Nam. Nhưng ý nghĩa của nó là gì hay thời điểm xuất hiện nghi thức này ở nước ta thì vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ. Bạn hãy cùng Đồ Gỗ Hưng Thịnh tìm hiểu rõ hơn về nghi thức này nhé.
Ý nghĩa cụm từ “vinh quy bái tổ”
Trong cụm từ “Vinh Quy Bái Tổ”:
Từ “Vinh” ở đây có nghĩa là vinh danh, vinh dự, vinh hoa.
Từ “Quy” có nghĩa là quay trở về
Từ “Bái” có nghĩa là quỳ lạy, khấn, vái
Từ “Tổ” nghĩ là tổ tiên, cội nguồn, người sinh thành dưỡng dục
Gộp các từ lại với nhau câu này có nghĩa là mang vinh danh, vinh hoa của mình quay trở về quê hương để bái tạ ơn trên của ông bà tổ tiên.
Thời điểm xuất hiện nghi thức lễ “vinh quy bái tổ”
Từ thời phong kiến vua chúa, khi việc thi cử rất khó khăn 3 năm mới có một cuộc thi. Chỉ những người thật sự tài giỏi mới có thể vượt qua hàng ngàn sĩ tử để đỗ trạng nguyên. Khi giành được chiến thắng họ xin quay trở về quê hương để thực hiện nghi thức vinh quy bái tổ. Khi về quê hương vị tân khoa sẽ được vua ban tặng cho nhiều thứ như: yến tiệc, mũ áo, cân đai, trâm hoa và vàng bạc… dưới sự hộ tống của nhiều binh lính. Tại đây, vị tân khoa sẽ được quê nhà chào đón long trọng với cờ, lọng, chiên, trống. Nếu vị tân khoa đã có vợ thì vợ củng được đón rước bằng lọng.
Người vinh quy có 4 nơi để thực hiện nghi thức bái lễ: đình làng, nhà thờ tổ của dòng họ, trường học, nơi thờ tự của gia đình. Sau đó sẽ báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triễn, nghi thức vinh quy bái tổ được con người thể hiện qua nhiều lĩnh vực khác nhau mang thành công, vinh quang về cho gia đình, quê hương. Đồng thời những con người xa xứ làm ăn phát đạt mong muốn trở về quê hương để đóng góp, cống hiến góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Tranh vinh quy bái tổ
Từ khung cảnh của đoàn rước tân khoa về quê bái tổ mà người xưa đã khắc họa lại trong tranh vẽ, tranh thêu, tranh đục, tranh gỗ,… bức tranh khắc họa với tâm điểm là đoàn rước vị tân khoa hướng từ thành thị về làng quê, đoàn rước với người cầm cờ, lọng, người đánh trống, đánh chiêng, người đội mũ quan cưỡi ngựa đi trước, người phu nữ là vợ ngồi lọng theo sau (nếu có). Phía ngươc lại là cảnh dân làng đứng đón và cảnh cây đa, giếng nước, đình làng và xung quanh là những khung cảnh ao làng, đồng ruộng được khắc họa trong tranh một cách mộc mạc, yên bình.
Với ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, ca ngợi truyền thống hiếu học của người Việt, bức tranh thể hiện lòng biết ơn cội nguồn, hiếu kính với bậc sinh thành. Là niềm tự hào của gia chủ bởi những vinh quang mà bản thân đạt được. Đồng thời góp phần tô thêm cho không gian sống thêm đẹp.
Cách treo tranh vinh quy bái tổ
Treo tranh ở đâu?
Tranh Vinh Quy Bái Tổ thường được treo trong nhà, phòng khách, phòng làm việc hay trong nhà thờ tổ, thờ họ. Những nơi con cháu thường tụ họp mục đích là để khích lệ con cháu cố gắng học tập, cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Dù cho đi bất cứ nơi nào, làm gì củng luôn nhớ về cội nguồn, tổ tiên, nhớ ơn công sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.
Tranh nên được hướng cảnh đoàn người đi vào trong nhà, không được hướng ra ngoài làm sai ý nghĩa của bức tranh và ảnh hưởng đến sinh khí trong nhà.
Tuổi nào hợp treo tranh vinh quy bái tổ?
Tranh Vinh Quy Bái Tổ không phải là tranh phong thủy nên phù hợp với tất cả mọi người. Tranh nên được treo những nơi dễ thấy, thoáng mát.
Trên đây là những ý nghĩa về tranh Vinh Quy Bái Tổ. Bạn cần tư vấn về tranh gỗ Vinh Quy Bái Tổ phù hợp với nhà bạn hãy liên hệ với chúng tôi Đồ Gỗ Hưng Thịnh theo thông tin phía dưới để chọn những bức tranh ưng ý nhất nhé.